Ảnh hưởng của thuốc lá với răng miệng và cách từ bỏ

Nói đến hút thuốc lá, hẳn ai cũng biết thói quen này ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu cách từ bỏ thuốc lá hiệu quả nhé. 

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng ra sao?

Hút thuốc lá gây nên nhiều chứng bệnh về răng miệng mà bạn không nên bỏ qua, chẳng hạn như: 

  • Hơi thở có mùi khó chịu.

  • Nếu bạn hút thuốc lá quanh năm, răng sẽ bị đổi màu hoặc chuyển sang màu vàng. 

  • Bạn có thể mắc bệnh viêm tuyến nước bọt. 

  • Gia tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng, đặc biệt là bệnh nha chu. Nếu để lâu, bạn có thể rụng răng. 

  • Nếu bạn hút thuốc lá quanh năm, khi các răng bị rụng, bạn sẽ gặp tình trạng tiêu xương hàm (vùng xương chậu chân răng bị tiêu biến). Căn bệnh ảnh hưởng đến các khớp cắn và gương mặt của bạn. 

  • Thói quen này có thể khiến bạn bị đau, lâu hồi phục sau khi nhổ răng, chỉnh nha hoặc phẫu thuật răng. 

  • Giảm tỷ lệ thành công của các cuộc cấy ghép. 

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khoang miệng. 

Những dấu hiệu chứng tỏ răng miệng gặp vấn đề khi hút thuốc lá
Người hút thuốc lá thường xuyên nếu gặp phải tình trạng này cần đến nha sĩ để thăm khám. Một số dấu hiệu chứng tỏ răng miệng bạn đang gặp vấn đề như sau: 

  • Hơi thở có mùi khó chịu

  • Nướu sưng đỏ, mềm và chảy máu. 

  • Tình trạng chảy mủ từ nướu răng.

  • Nướu bị lỏng lẻo và lệch lạc so với răng miệng. 

  • Răng lung lay, có nguy cơ gãy rụng. 

  • Răng bị dịch chuyển qua các khoảng trống. 

Cách ngăn ngừa các vấn đề về nướu răng dành cho người hút thuốc lá

Nếu có thói quen hút thuốc lá, bạn nên cố gắng thực hiện các hoạt động sau đây để chăm sóc răng miệng tốt hơn mỗi ngày: 

  • Mỗi ngày đánh răng 2 lần với kem đánh răng có flour

  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa

  • Uống nước thường xuyên để hạn chế tình trạng khô miệng. 

  • Kết hợp nhai kẹo cao su không đường để kích thích tuyến nước bọt. 

  • Kiên trì thực hiện bỏ hút thuốc lá, nếu thấy khó khăn, hãy giảm từ từ số lượng từng tuần, tháng, năm cho đến khi cai hẳn. 

  • Thường xuyên đi nha sĩ 6 tháng - 1 năm để kiểm tra sức khỏe răng miệng. 

Phương pháp bỏ hút thuốc lá

Việc bỏ hút thuốc lá là một việc đòi hỏi sự kiên trì, cố gắng, nỗ lực của bạn trong suốt thời gian dài. Dẫu vậy, nếu bạn thực hiện được, cơ thể sẽ biết ơn bạn lắm đấy. 
Do đó, nếu chưa thể thực hiện được ước muốn trên, hãy kiên trì thực hiện những bước sau đây: 
Sử dụng các sản phẩm thay thế
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm khác thay thế cho thuốc lá như kẹo cao su, kẹo ngậm hay miếng dán nicotine. Việc này giúp quá trình cai thuốc hiệu quả hơn. 
Làm những việc bản thân yêu thích
Trong lúc rảnh rỗi, bạn có thể thực hiện những việc làm yêu thích khác như: đọc sách, tạp chí, nghe bản nhạc yêu thích, chơi các trò chơi giải đố, ô chữ, chơi thể thao, chơi game online… 
Cầm vật khác thay thế
Để bạn tay luôn bận rộn với một vật thay thế điều thuốc lá là một gợi ý không tồi cho bạn. Bạn có thể cầm viên bi, cây bút chì hoặc kẹp giấy. 
Uống nước
Để chăm sóc răng miệng tốt hơn, bạn nên uống nhiều nước. 
Vận động thư giãn
Bạn có thể thực hiện một số bài tập thư giãn vận động để vượt qua cơn thèm thuốc, chẳng hạn như đi bộ, tập yoga, chống đẩy. Bạn có thể thư giãn bằng thiền, tắm nước ấm, thở sâu để cơ thể dễ chịu và không còn nghĩ đến thuốc lá nữa. 
Đi tới những khu vực cấm hút thuốc lá
Để chống lại cơn thèm thuốc đang trỗi dậy, bạn nên thực hiện một số biện pháp nghiêm khắc hơn. Đó có thể là đến những khu vực cấm hút thuốc lá hoặc đi dạo ở nơi bắt buộc bạn không thể cầm điếu thuốc. 

Tham gia các khóa cai thuốc lá
Nếu xung quanh bạn có nhiều tổ chức thực hiện các khóa cai thuốc lá, hãy thử tham gia và kiên trì thực hiện các khóa học này. Những người bạn đồng hành sẽ giúp bạn có thêm động lực, cố gắng vượt qua các thử thách trong hành trình kia. 
Có thể nói, hút thuốc lá có thể gây nguy hại đến sức khỏe răng miệng của bạn, do đó, hãy cố gắng từ bỏ thói quen xấu này càng nhanh càng tốt.