Cách chữa trị nhiệt miệng ngay tại nhà hiệu quả nhất

Bạn bị nhiệt miệng, vết loét ngày càng nặng hơn. Việc ăn uống ngày càng bị ảnh hưởng dù bạn vẫn đánh răng thường xuyên. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và cách điều trị như thế nào? Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Làm sao để chữa nhiệt miệng? (Ảnh: Internet)

Làm sao để chữa nhiệt miệng? (Ảnh: Internet)

Bị nhiệt miệng là như thế nào?

Đây là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em, người lớn, đàn ông lẫn phụ nữ đều mắc phải. Nhiệt miệng là một vết rách hoặc loét nhỏ, nông ở những mô mềm bên trong má, môi hoặc bên dưới lưỡi hoặc phần trên của lợi. Chúng có màu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, dạng hình tròn hoặc oval.  Vết loét này thường kéo dài từ 7-10 ngày sau đó tự lành mà thoạt nhiên không hề để lại sẹo.
Nếu tình trạng này kéo dài đến 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ.
Khác với những vết lở miệng do virut Herpes, vết nhiệt miệng không lây lan mà chỉ gây khó chịu cho người bệnh. Trong quá trình ăn uống hay lúc nuốt nước bọt, người bệnh chỉ cần đụng vào vết nhiệt miệng có thể gây cảm giác đau nhức khó chịu.

Nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng

Theo dân gian, người ta hay nói bị nhiệt miệng là do nóng trong người hoặc ăn đồ nóng quá nhiều, cơ thể phản ứng với thời tiết nóng nực.
Tuy nhiên theo y học hiện đại thì có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh nhiệt miệng có thể kể ra như sau:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu.

  • Stress áp lực, căng thẳng.

  • Thay đổi nội tiết tố  trong kỳ kinh nguyệt hay đang mang thai.

  • Tổn thương miệng do đánh răng quá mức, các tai nạn khi chơi thể thao, vô tình cắn vào má trong của miệng.

  • Dinh dưỡng kém, thiếu hụt vitamin B12, kẽm, axit folic hoặc sắt.

  • Phản ứng dị ứng với vi khuẩn trong miệng.

  • Gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter Pylory – vi khuẩn gây loét dạ dày.

    Stress áp lực căng thẳng có thể gây nhiệt miệng. (Ảnh:Internet)

Stress áp lực căng thẳng có thể gây nhiệt miệng. (Ảnh:Internet)

Ngoài ra, bạn có thể bị nhiệt miệng nếu mắc bệnh này như:

  • Bị HIV/AIDS.

  • Rối loạn tự miễn dịch Celiac, nguyên nhân do hấp thụ gluten khiến ruột non bị tổn thương, theo ước tính tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/100.

  • Viêm ruột, viêm loét đại tràng.

  • Bệnh tự miễn Behcet, đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng nếu mắc phải có thể viêm toàn khoang miệng.


Chữa nhiệt miệng như thế nào hiệu quả?

Thông thường, bạn nên có những cách điều trị nhiệt miệng ngay tại nhà như sau:

  • Súc miệng (hoặc ngậm trong miệng một lúc) bằng nước muối loãng. Nước muối có tính sát khuẩn cao, sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét, khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.

  • Súc miệng bằng nước cốt dừa ép từ cùi dừa 3-4 lần/ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa, giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng, làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.

  • Súc miệng 3-4 lần/ngày bằng nước hạt rau mùi (ngâm 1 thìa rau mùi với một cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng). Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng và nhiệt miệng hiệu quả.

  • Nước khế chua: Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. Thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi khi bạn không phải ăn hoặc nói nhiều.

  • Bôi mật ong hoặc nghệ: Dùng mật ong trộn với bột nghệ rồi thoa vào vết loét trên miệng. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, nghệ kháng viêm, hai bộ đôi này kết hợp lại hẳn sẽ giúp vết loét nhanh chóng bình phục, các mô ngày càng phát triển.

  • Trị nhiệt miệng bằng giấm táo: Trong giấm táo có chất axit axetic giúp diệt khuẩn, kháng sinh tự nhiên đối với các vết loét ở miệng. Pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 1/1 và dùng như nước súc miệng hằng ngày.

    Súc miệng bằng nước giấm táo mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. (Ảnh:Internet).

Súc miệng bằng nước giấm táo mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. (Ảnh:Internet).

Phòng ngừa nhiệt miệng như thế nào?

Để phòng ngừa các bệnh nhiệt miệng bạn cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách.
Đối với trẻ em, bạn cần phải hướng dẫn trẻ nên vệ sinh răng miệng và ngủ sớm, nên ăn theo chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt bạn có thể hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.

 

Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh răng miệng mỗi ngày. (Ảnh: Internet).
Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh răng miệng mỗi ngày. (Ảnh: Internet).

Bạn nên làm việc điều độ, nghỉ ngơi hợp lý không nên quá stress, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong những ngày nắng nóng, nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế các thức ăn cay, đồ nóng.
Trên đây là những kiến thức mà bạn cần trau dồi nếu mắc phải căn bệnh này. Hoặc nếu chưa mắc, bạn vẫn có biện pháp phòng ngừa để không phải rơi vào tình trạng khó chịu này. Hy vọng rằng bài viết này hữu ích đối với bạn. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.