Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh ung thư miệng

Khá nhiều người mắc ung thư miệng nhưng lại nhầm lẫn với bệnh nhiệt miệng hoặc loét miệng, dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến xấu và gây tử vong cho bệnh nhân. Vì thế, bạn cần nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh ung thư miệng để có biện pháp điều trị kịp thời, giảm thiểu biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho cơ thể bản thân. 

dấu hiệu cảnh báo ung thư miệng

Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc ung thư miệng. (Ảnh: Internet).

Bệnh ung thư miệng là căn bệnh gì? 

Ung thư miệng là một trong những căn bệnh được tạo nên do các lớp niêm mạc bị biến đổi bao phủ toàn bộ khoang miệng. Những vị trí trong khoang xuất hiện tình trạng này, phải kể đến như ung thư môi (bao gồm môi trên, môi dưới và phần mép), phần lợi của hàm trên và hàm dưới, khu vực khe liên hàm, phần lưỡi, niêm mạc má và sàn miệng. 
Hiện nay, có thể nói bệnh ung thư miệng được xếp vào top 10 bệnh ung thư phổ biến toàn cầu. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong của bệnh này ngày càng đáng báo động bởi hơn 53% bệnh nhân mắc ung thư miệng có tình trạng lây lan các phần xung quanh khá nhanh. Độ tuổi thường dễ mắc bệnh ung thư miệng, thường là khoảng từ 50 - 70 tuổi. Đặc biệt, theo thống kê cho biết, hơn 90% bệnh nhân 45 tuổi mắc bệnh ung thư miệng và con số này bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm ở tuổi 65 trở đi. 
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư miệng, tuy nhiên phải kể đến là lối sống, sinh hoạt hằng ngày của bạn là một trong những tác nhân lớn nhất. 
Thói quen hút thuốc lá được xem là một trong những thói quen khiến bạn có thể bạn dễ mắc bệnh ung thư miệng nhất. Hầu như tất cả mọi hình thức hút thuốc lá đều dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, chẳng hạn như hút dạng xì gà, thuốc lá dạng nhai, thuốc lá dạng hít, xì gà, hút tẩu… 
Ngoài ra, nếu bạn đã hút thuốc lá còn kết hợp với việc thường xuyên uống rượu, nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng có thể tăng lên gấp 15 lần. 
Thói quen nhai trầu của ông bà ta cũng được xếp vào những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư miệng. Việc nhai trầu thường có thể gây ra hiện tượng bạch sản - một tổn thương của tiền ung thư. Trong quá trình nhai trầu, các thành phần của miếng trầu như lá tràu, vỏ cau, rễ, vôi sẽ quyện lại thành dung dịch màu đỏ và bám vào phần lợi của răng. Ngoài ra, việc nhai trầu còn khiến miếng trầu cọ xát vào má, môi, gây tác động đến các phần này. 

nhai trầu gây ung thư miệng

Nhai trầu thường xuyên là thói quen gây ung thư miệng. (Ảnh: Internet).

Ngoài ra, bạn có thể mắc ung thư miệng do nhiễm phải vi rút HPV - một căn bệnh lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục bằng miệng. 
Đặc biệt, bạn có thể chuẩn đoán ung thư miệng khi phát hiện những tổn thương tiền ung thư khác, chẳng hạn như viêm nấm, bạch sản, hồng sản… 

Những triệu chứng nào giúp tôi biết bệnh ung thư miệng? 

Những dấu hiệu ban đầu sơ khai có thể khiến bạn chủ quan như sau: 
Cảm giác vướng víu trong khoang miệng, không rõ lý do. Đôi khi xuất hiện tình trạng tăng tuyến nước bọt, có cả máu. Bạn cảm thấy khó có thể phát âm như người bình thường, nuốt thức ăn khó khăn, luôn có cảm giác đau ở cổ họng. Thậm chí, xuất hiện những cơn đau, lan đến tận tai. 
Trong giai đoạn tiến triển, bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau nhói ở tai. Tình trạng nói ngày càng khó khăn hơn. Đôi khi bạn có thể khạc ra đờm nhầy, có mùi rất hôi thối. Khối u xuất hiện loét, vừa sùi vừa loét, u không rõ ràng, không ranh giới, dễ chảy máu,... Những tổn thương này kéo dài, không có dấu hiệu ngừng. 
Tình trạng sụt cân diễn ra một cách đột ngột. Bạn bị rụng răng hoặc sưng ở vùng cổ. Ngoài ra, bạn sẽ có dấu hiệu chảy máu liên tục hoặc hôi miệng không rõ nguyên do. 
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên, hãy đến ngay bác sĩ để thăm khám để phát hiện sớm bệnh tình và có biện pháp điều trị kịp thời nhé. 
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh ung thư miệng. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về sức khỏe.