Vì sao đau khi trám răng và cách giảm đau răng

Nỗi ám ảnh của người trám răng là những cơn đau âm ỉ khiến bạn không thể ăn uống như ngày thường. Vậy nguyên nhân vì đâu bạn bị đau khi trám răng và cách khắc phục cơn đau như thế nào? 

Vì sao bị đau khi trám răng

Vì sao bị đau khi trám răng?

Để phục hồi lại hình dạng ban đầu cho những chiếc răng sâu và hư, bạn thực hiện trám răng. Hoạt động này có thể làm đầy những khoảng trống răng, hạn chế vi khuẩn xâm nhập làm mất vẻ thẩm mỹ của răng và ngăn ngừa sâu răng. 
Những vật liệu trám răng thường bao gồm amalgam, composite, vàng, sứ, GIC. Chúng sẽ làm đầy, ngăn chặn tình trạng xâm nhập của các vi khuẩn vào chân răng. 
Sau khi hoàn tất quá trình trám răng, cơn đau sẽ xuất hiện từ 1 đến 4 tuần. Nếu sau thời gian này, răng vẫn còn ê buốt, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay. 
Những lý do gây đau khi trám răng như sau: 
Ảnh hưởng đến dây thần kinh răng
Tình trạng đau khi trám răng là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, nếu cơn ê buốt diễn ra trầm trọng hơn từng ngày, có lẽ dây thần kinh răng của bạn đang tổn thương.
Thường, các lớp bên ngoài như ngà răng, men răng và cementum (lớp phủ mỏng chứa canxi bao kín chân răng) thực hiện nhiệm vụ bảo vệ dây thần kinh khỏi tác động bên ngoài. 
Khi trám răng, miếng trám làm tổn thương dây thần kinh, gây đau rát, khó chịu. Sự nhạy cảm sẽ biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần. Nếu dây thần kinh đã lành, cơn đau kia sẽ không còn nữa. 
Lệch khớp cắn
Trám răng là phương pháp lấp đầy lỗ hổng vì thế những ngày đầu bạn có thể không quen với việc sử dụng răng. Triệu chứng đau đôi khi chỉ kéo dài vài ngày và tự biến mất sau đó. Thế nhưng, cơn đau vẫn sẽ tiếp diễn nếu phần trám quá cao, quá dày so với các răng còn lại. Lúc này nó sẽ tạo áp lực cho răng, dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn, đau và ê buốt. Nếu tình trạng nghiêm trọng, sẽ gây khó khăn cho việc ăn uống. 
Bạn nên đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám để kiểm tra. 
Viêm tủy răng
Viêm tủy răng là hiện tượng phát sinh sau khi trám răng. Tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm, khiến răng bị đau, ê buốt. Nguyên nhân có thể là: 

  • Răng bị chấn thương do tai nạn, đứt, gãy. 

  • Khoan quá sâu, đụng đến lớp tủy bên trong răng. 

  • Răng trải qua nhiều lần trám. 

Có 2 mức viêm tủy răng:

  • Nhẹ, dễ hồi phục sau vài ngày.

  • Nặng, khó hồi phục. 

Áp xe răng
Là tình trạng nhiễm trùng răng, áp xe răng gây ra bởi bệnh sâu răng, viêm nha chu hay răng bị mẻ… Các triệu chứng áp xe răng bao gồm: 

  • Đau răng dữ dội.

  • Răng nhạy cảm

  • Hôi miệng

  • Nướu đỏ

  • Sốt

Miếng trám bị lỏng hoặc vỡ
Miếng trám sẽ không tồn tại mãi mà chỉ trong vài năm. Nếu miếng trám cũ bị nứt, chúng sẽ gây tình trạng ê buốt. Hãy thay ngay miếng trám nếu nó bị lỏng, vỡ gây khó chịu. 
Viêm nha chu
Bạn có thể bị viêm nha chu khi trám răng. Bệnh khiến nướu bị tụt xuống thấp và tách ra khỏi chân răng, gây đau nhức. Các triệu chứng bao gồm: 

  • Nướu đỏ, chảy máu, khi đánh hoặc chảy máu chân răng. 

  • Nướu trở nên khác thường. 

  • Răng dần tách ra khỏi nướu.

  • Răng lung lay.

  • Vết loét hoặc mủ trong miệng.

Bạn cần làm gì khi trám răng?
Bạn cần thực hiện vài việc sau đây để giảm bớt tình trạng đau khi trám răng như sau: 

Bạn cần làm gì khi bị trám răng

  • Dùng thuốc kháng viêm không chứa steriod...

  • Hạn chế các thực phẩm cam quýt, dứa, sữa chua…

  • Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa

  • Sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm

  • Cắn và nhai bằng răng khác. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc trám răng và cách giảm đau khi trám. Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn.