Giai đoạn mang thai là một trong những giai đoạn cực kỳ nhạy cảm của người phụ nữ. Hầu như việc mang thai không gây ảnh hưởng đến răng miệng, tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể gặp một số vấn đề về răng miệng. Ví dụ như chảy máu, sung huyết, ngứa ở lợi, đau răng… Vì thế, các mẹ bầu cần cập nhật kiến thức chăm sóc răng hiệu quả trong những ngày này.
Mẹ bầu cần cập nhật kiến thức răng miệng trong những ngày này (Ảnh: Internet)
Viêm lợi: Đây có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết làm tăng đáp ứng của mô lợi với vi khuẩn. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mối liên hệ giữa viêm nha chu và kết quả mang thai. Một tổng quan của 23 nghiên cứu thực hiện năm 2016 đã đánh giá kết luận về mối liên hệ giữa viêm nha chu và việc sinh non, trẻ thiếu cân và tiền sản giật.
Mẹ bầu có thể mắc các bệnh viêm lợi, sâu răng, u lợi, mòn răng. (Ảnh:Internet)
Sâu răng: Có thể xảy ra do sự thay đổi chế độ ăn uống của mẹ bầu như tăng ăn vặt, tăng axit trong miệng do nôn, khô miệng hoặc vệ sinh răng miệng kém do buồn nôn, nôn.
U lợi: Tổn thương tăng sinh ở mô lợi, có thể phát triển do sự thay đổi của nội tiết tố.
Mòn răng: Có thể xuất phát từ việc nôn nhiều do ốm nghén. Thai phụ được khuyên rằng tránh đánh răng ngay sau khi vừa nôn. Thay vì đó, các mẹ bầu nên súc miệng bằng dung dịch pha loãng 1 cốc nước với 1 thìa cà phê baking soda để trung hòa axit.
Từ năm 1996, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh: “Phụ nữ mang thai bị viêm lợi, viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ sảy thai, sinh non gấp 2-3 lần, dễ bị tiền sản giật, trẻ sinh ra nhẹ cân (khoảng 2,5 kg). Khi mẹ viêm lợi, viêm nha chu, trong miệng sẽ xuất hiện nhiều vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này di chuyển từ khoang miệng vào thai nhi, làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, gây chuyển dạ sớm, sinh non, sinh nhẹ cân.
Ngoài ra, khi mang thai, mẹ bị viêm lợi sẽ khiến lượng canxi bé hấp thụ từ mẹ giảm sút, đây là nguyên nhân khiến mẹ nhẹ cân và không khỏe mạnh.
Nếu trước khi mang thai, bạn gặp một số vấn đề về răng miệng, khả năng cao khi mang thai bạn sẽ gặp lại các vấn đề này, có khi bệnh nặng hơn. Vì vậy, bạn cần phải có ý thức chăm sóc răng miệng hằng ngày, ngay từ khi có ý định mang thai. Điều quan trọng là bạn phải luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng hiệu quả. Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa flour. Ngoài ra, các nàng có thể sử dụng chỉ nha khoa để thay cho tăm. Kiểm tra định kỳ răng miệng và điều trị triệt để nếu mắc phải các bệnh về răng miệng.
Kiểm tra định kỳ răng miệng trước khi mang thai (Ảnh:Internet)
Có thể nói đây là thời kỳ phụ nữ có những thay đổi thất thường trong cơ thể nhất. Các nàng có thể cảm thấy hay ợ chua, mệt mỏi, khó thở, thay đổi thói quen ăn uống… Để tránh tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẹ bầu, bạn nên dùng một miếng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc lại bằng nước sạch. Bởi vì trong quá trình mang thai, các nàng có thể dễ nôn, ốm nghén thường xuyên trong những tháng đầu, đặc biệt khi chải răng, dịch axit sẽ lưu lại gây đau răng. Nếu các mẹ bầu không thường xuyên vệ sinh răng miệng, các vi khuẩn sẽ phát sinh gây sâu răng.
Hơn nữa, trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ ăn uống thất thường, thích ăn những đồ ngọt hơn. Vì vậy, nếu muốn thỏa mãn nhu cầu ăn uống của bản thân, các mẹ bầu cần phải vệ sinh răng miệng thường xuyên. Để tránh mắc bệnh sâu răng, bạn cũng có thể ăn trái cây tươi, uống sữa tươi, ăn ít muối và chất béo để cung cấp chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.
Mẹ bầu có thể ăn trái cây tươi, sữa tươi để thay thế các thực phẩm ngọt (Ảnh:Internet)
Việc thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây ra tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng. Viêm nướu thai nghén là một dạng bệnh lý nướu mức độ nhẹ, làm nướu đỏ, có thể kèm đau rát. Một số mẹ bầu e ngại không dám đánh răng vì xuất hiện hiện tượng này. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên thăm khám hỏi bác sĩ về tình trạng bệnh cùng với giai đoạn mang thai để được hướng dẫn cách sử dụng thuốc phù hợp. Tình trạng viêm nướu thường xuyên xảy ra từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kì và có thể kéo dài đến nhiều tháng sau sinh.
Ngoài ra, các bà mẹ cần phải vệ sinh răng miệng đều đặn, cạo vôi răng định kỳ 3 tháng một lần.
Chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mang thai là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe của các mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, hãy dành thời gian để vệ sinh răng miệng mỗi ngày cũng như kiểm tra răng miệng định kỳ để yên tâm chờ ngày con yêu ra đời nhé.