Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng căn bệnh này lại gây không ít khó chịu cho các mẹ trong quá trình mang thai. Vậy tình trạng này là do đâu và cách chữa trị như thế nào?
Dưới đây là thông tin liên quan đến nguyên nhân và cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu.
Nguyên nhân và cách chữa nhiệt miệng ở mẹ bầu. (Ảnh: Internet)
Có khoảng 3 loại nhiệt miệng thường xảy ra với nhiều mẹ bầu:
Loét miệng nhẹ: Có thể nói, các mẹ bầu thường hay mắc loại nhiệt miệng này nhất. Đường kính của chúng khá nhỏ, (từ 2-9mm), xuất hiện ở miệng, nướu và lưỡi. Nếu ở người thông thường, vết loét sẽ chỉ diễn ra khoảng 2-5 ngày, còn với phụ nữ mang thai, vết loét có thể kéo dài đến tận 10 ngày.
Loét miệng nghiêm trọng: Dấu hiệu này ít xảy ra ở các mẹ bầu. Đường kính của vết loét này có thể kéo dài đến 10mm, thời gian xuất hiện có thể lên đến vài tuần. Ở lưỡi, nướu, niêm mạc miệng, cổ họng là nơi thường dễ bị loét nhất. Đáng nói hơn, vết loét này dễ để lại sẹo và gây đau.
Loét Herpetiform: Nguyên nhân xuất hiện vết loét này là đến từ virus. Đường kính của vết loét nhỏ, trong khoảng 1mm. Thường xuất hiện ở nhiều nơi, số lượng lên đến hàng chục. Phải mất 2-3 tuần để chữa lành, thậm chí để lại sẹo.
Vì sao mẹ bầu dễ bị nhiệt miệng?
Có thể nói, nhiệt miệng xảy ra ở bất kỳ giai đoạn mang thai nào của các chị em phụ nữ. Một số thủ phạm gây nên căn bệnh khó chịu này, phải kể đến như:
Hệ thống miễn dịch kém cùng với sự mất công bằng hệ tiết tố bên trong cơ thể.
Sự thiết hụt lượng lớn vitamin B12 gây nên các vết loét ở miệng.
Tình trạng căng thẳng, stress, áp lực trong giai đoạn mang thai là một trong số đó.
Mất ngủ, thiếu ngủ gây mất cân bằng các nội tiết tố ở người phụ nữ mang thai, vì thế, xuất hiện nhiều phản ứng phụ như bị loét miệng…
Bệnh nhiệt miệng cũng phản ánh cơ thể của bạn đang bị thiếu kẽm.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị loét miệng.
Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị nhiệt miệng
Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh nhiệt miệng là vết loét xuất hiện bên trong miệng. Tuy nhiên, cũng có nhiều triệu chứng đi kèm khác mà bạn có thể nhận thấy như: sốt, hôi miệng, ngứa lưỡi, nướu, khó khăn khi ăn, uống, đau rát ở lưỡi, khoang miệng, mệt mỏi, chảy máu răng…
Có nhiều cách khác nhau để chữa nhiệt miệng ngay tại nhà mà mẹ bầu có thể tham khảo.
Súc miệng bằng nước muối
Từ ngàn đời xưa, nước muối được ông bà ta sử dụng chữa bá bệnh, trong đó có nhiệt miệng. Các mẹ bầu nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối khi cảm thấy dấu hiệu nhiệt miệng xuất hiện. Quá trình điều trị bệnh sẽ thuyên giảm theo.
Súc miệng bằng baking soda
Nhờ vào tính kiềm hóa và khả năng trung hòa các axit trong miệng, baking soda sẽ giúp vết loét mau chóng lành lặn hơn. Mẹ bầu chỉ cần cho một ít baking soda vào nửa cốc nước ấm và súc miệng 2 lần mỗi ngày. Kết quả sẽ thay đổi đáng kể đấy.
Giấm táo
Giấm táo là một trong những vị cứu tinh của các mẹ bầu bị nhiệt miệng. Loại axit axetic có trong giấm táo có thể góp phần kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn và duy trì sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật có trong khoang miệng. Bạn trộn chung rau củ quả vào giấm táo hoặc cho 1 muỗng giấm táo vào nước rồi súc miệng.
Salad giấm táo cho mẹ bầu bị nhiệt miệng. (Ảnh: Internet).
Ăn húng quế
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng húng quế có tác dụng phòng ngừa nhiễm trùng và làm dịu các vết loét. Bạn có thể nhai vài lá húng quế sau mỗi bữa ăn hoặc ngâm lá vào nước nóng rồi sử dụng như nước súc miệng.
Những thói quen ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng cho mẹ bầu
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc biện pháp tự nhiên, bạn nên rèn luyện nhiều thói quen tốt để phòng ngừa bệnh nhiệt miệng, chẳng hạn như: uống nhiều nước, giảm thiểu căng thẳng, hạn chế ăn thức ăn quá cay, sử dụng nước súc miệng thường xuyên hơn….
Chế độ dinh dưỡng bạn nên sử dụng như: sữa chua, rau xanh, nước ép cà chua hoặc chanh, trái cây ướp lạnh…
Trên đây là những nguyên nhân và cách phòng chữa bệnh nhiệt miệng ở mẹ bầu. Hy vọng rằng chúng hữu ích với bạn.