Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về những dấu hiệu, triệu chứng điển hình của bệnh ung thư miệng. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp điều trị bệnh ung thư miệng hiệu quả.
Phương pháp điều trị ung thư miệng hiệu quả. (Ảnh:Internet)
Hiện tại có 3 cách để điều trị bệnh ung thư miệng hiệu quả, đó là phẩu thuật, hóa trị và xạ trị.
Phẫu thuật
Để điều trị ung thư miệng, bạn có thể thực hiện phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Tùy theo những mức độ của các khối u khác nhau mà bạn có thể thực hiện những phương pháp phẫu thuật với mức độ khác nhau, chẳng hạn như cắt bỏ khối u đơn thuần, cắt u và nạo vét hạch cổ, cắt u và nạo vét hạch cổ kết hợp phẫu thuật tái tạo.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị bằng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc này được sử dụng bằng đường uống hoặc qua đường truyền tĩnh mạch.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp dùng chùm tia phóng xạ vào khối u 1-2 lần/ngày khoảng 5 ngày/tuần. Thời gian điều trị từ 2 đến 8 tuần. Quá trình điều trị thường kết hợp giữa xạ trị và hóa trị.
Điều trị trúng đích
Trong thời gian phát hiện sớm và tiến triển của bệnh ung thư miệng, bạn có thể sử dụng liệu pháp trúng đích. Phương pháp này sử dụng thuốc kết hợp với protein cụ thể trên tế bào ung thư và cản trở sự phát triển của những tế bào này.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư miệng. Bạn cần lên một thực đơn bao gồm những thực phẩm cung cấp nhiều calo, vitamin, các khoáng chất hữu ích cho cơ thể. Đặc biệt là bạn cần phải uống nhiều nước vào nhé.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. (Ảnh:Internet).
Tuy nhiên, có thể nói, cách điều trị còn tùy thuộc vào mức độ bệnh cũng như vị trí của khối u.
Vì vậy, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị bệnh hợp lý nhé. Còn giờ, hãy tham khảo những giai đoạn phát triển của bệnh ung thư miệng sau đây.
Bệnh ung thư miệng là một căn bệnh có khoảng thời gian ủ bệnh khá lâu. Người bệnh sẽ khó lòng phát hiện bệnh ngay mà chúng sẽ diễn tiến khá chậm rãi. Thời gian ủ bệnh sẽ bao gồm các giai đoạn sau: giai đoạn sinh vật, giai đoạn tiền ung thư và giai đoạn lâm sàng.
Giai đoạn khởi sự của căn bệnh ung thư miệng thường kéo dài từ 8 đến 10 năm ròng rã. Nguyên nhân xuất phát từ hiện tượng biến đổi gen và cấu trúc tế bào. Dường như giai đoạn này người bệnh khó phát hiện được những biểu hiện cũng như dấu hiệu của nó. Vì thế, hiện nay nhiều nhà khoa học đang trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về các cấu trúc gen để điều trị ung thư dự phòng.
Đến giai đoạn tiền ung thư, người bệnh mới bắt đầu thấy hiển lộ những triệu chứng và dấu hiệu ban đầu sơ khai. Thông qua thăm khám, bạn có thể phát hiện những dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này và có biện pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng không nhiều.
Người bệnh bước sang giai đoạn lâm sàng khi các khối u có đường kính khoảng 1 cm. Lúc này khối u có thể chuyển biến nhanh, chậm, di căn sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều loại ung thư.
Vì thế, nếu bạn càng sớm phát hiện và điều trị bệnh, căn bệnh sẽ có giải pháp điều trị hiệu quả.
Để phòng ngừa bệnh ung thư miệng bạn nên thực hiện một số biện pháp như sau:
Bạn cần duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hằng ngày một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng chứa nhiều rau củ quả và cân bằng chế độ dinh dưỡng. Giảm bớt hoặc hạn chế uống rượu, bỏ thói quen hút thuốc lá.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn điều trị bệnh ung thư miệng hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho bệnh ung thư miệng.