Cha mẹ nào chẳng muốn con cái luôn tự tin với nụ cười tỏa sáng. Tuy nhiên, muốn vậy, bạn phải luôn theo dõi quá trình mọc răng và có biện pháp can thiệp đúng lúc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.
Thay răng sữa được xem là một trong những cột mốc quan trọng của con yêu, bởi lẽ chúng sẽ ảnh hưởng đến vẻ đẹp hàm răng về sau. Tuy nhiên, chúng ta lại rất ít khi nào chú tâm và tìm hiểu kỹ về vấn đề này.
Vào 6 tháng tuổi, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ mọc lên. Đến 3 tuổi, bé sẽ có đủ 20 chiếc răng: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng hàm.
Độ tuổi bắt đầu thay răng sữa khoảng 5 hoặc 6 tuổi. Giai đoạn này, những chiếc răng sữa sẽ rụng dần và thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn.
Đôi khi trẻ thay răng sớm hơn, ở 4 tuổi hoặc trễ hơn 7-8 tuổi. Bé gái thường thay sớm hơn bé trai và răng cửa dưới thường thay đầu tiên.
Hàm răng của người trưởng thành sẽ có khoảng 32 chiếc: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ, 8 răng hàm lớn và 4 răng khôn.
Răng vĩnh viễn sẽ to hơn răng sữa, không trắng bằng răng sữa vì men răng dày hơn và chân răng cũng sâu hơn.
Lịch trình thay 20 chiếc răng sữa của trẻ sẽ trải dài theo từng mốc thời gian như sau:
6-7 tuổi:
2 răng cửa giữa hàm dưới.
2 răng cửa giữa hàm trên.
7-8 tuổi:
2 răng cửa bên hàm trên.
2 răng cửa bên hàm dưới.
9-11 tuổi:
2 hàm răng trên thứ nhất.
2 hàm răng dưới thứ nhất.
10-12 tuổi:
2 răng nanh trên.
2 răng hàm dưới thứ hai.
2 răng hàm trên thứ hai.
9-12 tuổi:
2 răng nanh dưới.
Để trẻ có hàm răng đẹp, cha mẹ cần theo dõi lịch thay răng của con để nhổ đúng thời điểm. Bạn không nên nhổ răng quá sớm vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khả năng nhai, làm mềm xương của trẻ. Ngược lại, nếu nhổ quá trễ, những chiếc răng vĩnh viễn sẽ không có chỗ mọc và gây tình trạng mọc lệch.
Hầu hết, sau một thời gian lung lay, răng sẽ tự rụng chỉ vì tác động nhẹ. Với chiếc răng “cứng đầu”, lung lay mãi không chịu rụng, bạn hãy:
Đưa trẻ đến nha sĩ nếu thấy dấu hiệu những chiếc răng “lung lay”: Tùy vào tình trạng răng mà bác sĩ sẽ có biện pháp nhổ hoặc chờ đợi. Nếu răng vĩnh viễn có dấu hiệu mọc lên, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ.
Bạn không nên dùng chỉ để nhổ răng cho bé vì sẽ gây tổn thương nướu, chảy máu chân răng và đau đớn cho trẻ.
Nếu răng sữa đã nhổ mà răng vĩnh viễn chưa mọc lên, bạn hãy đưa bé đến nha sĩ.
Để con có hàm răng trắng, đẹp ở tuổi trưởng thành, cha mẹ cần chú ý đến lịch trình thay răng và thực hiện những việc sau đây:
Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng bằng chỉ nha khoa.
Cho trẻ đi khám răng theo lịch định kỳ của nha sĩ.
Nếu răng lung lay, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.
Bạn nên chườm lạnh hoặc dùng các loại thuốc giảm đau khi răng lung lay.
Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm không tốt như: thức ăn cứng, lạnh, nóng, thức ăn nhiều đường, có gas…
Quan sát và dần dạy bé bỏ các thói quen xấu như: mút tay, nghiến răng, lấy lưỡi đẩy vào răng, chống cằm…
Trên đây là những kiến thức cha mẹ cần nắm khi trẻ bước vào giai đoạn thay răng sữa, hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.