Viền chân răng bị đen cần khắc phục như thế nào

Viền chân răng bị đen khiến bạn mất tự tin, ngại giao tiếp với người xung quanh. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết nguyên nhân xuất hiện hiện tượng này và cách chữa trị ra sao. Hãy tham khảo lời giải đáp ngay bên dưới. 

Viền chân răng bị đen

 

Vì sao chân răng bị đen?

Có nhiều nguyên nhân khiến viền chân răng bị đen, phải kể đến như:

  • Do ăn hay uống có thức ăn bám vào vị trí sát lợi: Chẳng hạn như bạn ăn uống cà phê, chè, socola, nước cà rốt… màu của đồ uống bám vào răng. 

  • Nếu không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, các mảng bám sẽ tích tụ ngày càng nhiều, gây hiện tượng chân răng bị đen. 

  • Phần răng ở vị trí sát lợi thường bị bỏ qua hoặc không được vệ sinh kỹ càng, gây hiện tượng viền chân răng đen mất thẩm mỹ. 

  • Cao răng (Vôi răng): mảng bám xuất hiện trên mặt trên, dưới của răng. Kết hợp với các mảng bám thức ăn thừa, chúng tạo thành các mảng bám có màu trắng ngà, vàng hoặc nâu đen. 

  • Sâu răng: Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong sức khỏe răng miệng. Đây là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào răng, phá hủy lớp men răng, khiến cho chân răng xuất hiện màu xám đen. 

  • Mão răng: Mão răng quá cũ khiến chân răng có màu đen. Nguyên nhân vì lớp kim loại bên trong bị oxy hóa dần trong môi trường khoang miệng, các khoáng chất làm cho lớp sứ bên ngoài mỏng dần và lộ viền đen ra bên ngoài. 

  • Bệnh nha chu: Căn bệnh xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi, phần lớn xuất hiện ở lứa tuổi trưởng thành. Hiện tượng viêm nướu, chảy máu chân răng, dẫn đến tụt lợi nếu không điều trị thường xuyên. Đây là một trong những lý do viền chân răng bị đen. 

Chữa chân răng bị đen như thế nào?

Nếu chân răng bị đen, bạn cần đến nha sĩ để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. 
Thông thường, bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân và có phương pháp chữa trị phù hợp, chẳng hạn như:

  • Nếu nguyên nhân là mảng bám và cao răng: bạn nên lấy cao răng. Việc lấy cao răng nên được làm cẩn thận nhằm loại bỏ hoàn toàn các mảng bám ở bên trên hoặc bề mặt dưới lợi. 

  • Nếu bị sâu răng, bác sĩ khuyên bạn nên đi hàn răng sâu. 

  • Nếu nguyên nhân là do mão răng thì bạn nên đi thay mão răng mới. Để hạn chế tình trạng viền răng đen, bạn nên lựa chọn vật liệu là sứ tốt và không bị oxy hóa. 

Chăm sóc răng miệng sau điều trị viền răng đen
Sau khi điều trị viền răng đen, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng sau đây: 

chăm sóc răng miệng sau điều trị viền răng đen

  • Từ bỏ thói quen dùng tăm xỉa răng mà hãy thay thế bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ những mảng bám xuất hiện trên răng. 

  • Khám nha sĩ định kỳ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chữa trị các vấn đề răng miệng. 

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Nếu bạn ăn vặt, hãy tăng số lần này lên. Thường xuyên thay bàn chải mới cách 3-4 tháng. 

  • Thói quen sử dụng nước súc miệng, giúp loại bỏ các mảng bám trên răng hiệu quả. 

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh ăn đồ ngọt, chứa nhiều đường, đồ chua, có màu. 

    >> Sử dụng bàn chải răng điện sẽ giúp bạn tăng hiệu quả làm sạch răng miệng tại nhà

Vừa rồi là những lưu ý giúp bạn ngừa tình trạng viền răng đen. Hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh để sở hữu hàm răng trắng sáng.